1. Thành không là cả một hành trình chứ không chỉ là đích đến
Nếu lắng nghe những CEO hay những người sáng lập nổi tiếng kể về câu chuyện của họ, chắc chắn bạn sẽ nhận ra một điểm chung: Tất cả họ đều có xu hướng tập trung nói về những thành quả có được ngày hôm nay. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu vì sau một quá trình vất vả, ai cũng thích nói về thành quả. Hơn nữa đó cũng là điều mà khán giả muốn nghe. Nhưng việc quá tập trung vào thành công sẽ khiến nhiều người lầm tưởng rằng kinh doanh là công việc dễ dàng. Và vô hình chung, họ bỏ lỡ những phần thú vị phía trước của câu chuyện, bao gồm cả những lần xoay trục và thất bại.
Đừng ảo tưởng về sự thành công hay hoàn hảo. Hãy nhớ rằng thành Rome không được xây dựng trong một ngày. Những thứ đến sau một đêm thường chỉ có trong cổ tích. Mọi thành công đều phải trả giá bằng rất nhiều thất bại và nước mắt. Nhờ đó chúng ta có kinh nghiệm và các bài học.
2. Những ý tưởng tuyệt vời nhất ban đầu thường bị coi là điên rồ
Nếu bạn biết đến ý tưởng về Airbnb trước khi nó ra đời, có thể bạn sẽ không thích nó. Từ những ngày đầu thành lập, Airbnb chưa bao giờ là một ý tưởng được truyền thông tung hô. Một nửa số người biết đến chúng tôi chắc chắn sẽ muốn tham gia đầu tư ngay và luôn, nửa còn lại chắc chắn sẽ nghĩ điều này thật điên rồ. Họ cho rằng làm gì có ai dám để một người lạ bước vào nhà và qua đêm ở đó.
Nhưng rồi chúng tôi đã làm được. Airbnb từ một dự án tưởng như không khả thi đến nay đã trở thành một công ty đáng giá hàng tỷ USD. Điều này giống như một lời nhắc nhở rằng những ý tưởng có tính đột phá nhất thường bị coi là viển vông. Đa phần mọi người sẽ từ chối hoặc phải đối nó, chỉ một số ít là có thể nhìn ra tiềm năng thực sự của những ý tưởng đó. Như Osca Wale từng nói: “Số đông không phải lúc nào cũng đúng”.
Tuy nhiên, hãy cẩn thận. Đôi khi bạn sẽ khó phân biệt được các ý tưởng đột phá với các ý tưởng tồi đấy.
3. Sự nhiệt tình là đức tính quyết định thành công của bạn
Khi được hỏi bí quyết hay lời khuyên nào mà Joe muốn chia sẻ đến những người đang chuẩn bị khởi nghiệp, anh cho biết đó chính là sự nhiệt tình. Trong suốt câu chuyện của mình, Joe cũng rất nhiều lần đề cập đến đức tính này. Bằng cách thể hiện sự nhiệt tình, bạn đã truyền cho người khác nguồn năng lượng tích cực, và nhiều khả năng điều đó sẽ quay lại giúp đỡ chính bạn.
Sự nhiệt tình là đức tính cần và nên có ở bất cứ vị trí nào cho dù bạn là giám đốc, người thiết kế hay nhà đầu tư. Cho dù ý tưởng của bạn không phải những điều cao siêu, to tát, nhưng bạn vẫn có thể thu hút được sự chú ý của người khác, thuyết phục họ bằng tâm sức bạn đặt vào đó.
Hãy nghĩ về nó: Nếu người sáng lập dường như không nhiệt tình, bạn có sẵn sàng đầu tư tiền bạc, thời gian, hay công sức vào dự án đó không? Câu trả lời chắc là không.
4. Luôn duy trì các mối quan hệ
Hầu hết giới doanh nhân đều công nhận vai trò quan trọng của các mối quan hệ đối với sự thành đạt của mình. Sự ủng hộ, giúp đỡ có thể đến từ các mối quan hệ với đồng nghiệp, bạn bè hoặc đối tác… Có quan hệ rộng, chúng ta sẽ giải quyết công việc một cách dễ dàng, thuận lợi và có thể nhanh chóng giải quyết những vấn đề vốn được coi là rất khó khăn, phức tạp.
Mọi người đều nói về tầm quan trọng của các mối quan hệ. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc tạo các kết nối là chưa đủ. Chúng ta cần phải duy trì nó. Khi đã tìm được đối tác, ngoài chuyện bán sản phẩm cho họ thì việc duy trì quan hệ với đối tác cũng rất cần thiết. Vì trong nhiều trường hợp, chính những mối quan hệ cũ đó sẽ là những người dang tay giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn.
5. Dự trù sẵn những tình huống rủi ro có thể xảy ra
Bước vào con đường kinh doanh gặp rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Nhiều người vẫn nghĩ: “Thất bại là mẹ thành công”. Thế nhưng nếu lao đầu vào thất bại một cách vô thức thì thành công sẽ rất xa vời. Người kinh doanh phải ước lượng được những tình huống rủi ro, tỉ lệ rủi ro để dự trù những phương pháp khắc phục hiệu quả.
Các doanh nhân giỏi nhất thường không bao giờ đặt cược nhiều hơn con số họ sẵn sàng để mất. Họ luôn cân nhắc đến kế hoạch B cũng như kế hoạch C, D và E phòng trường hợp kế hoạch hiện tại không như mong đợi.
Bằng cách đặt mình vào những tình huống giả định liên tục, chúng ta có thể lường trước một số kịch bản xấu và tìm ra giải pháp kịp thời. Đồng thời việc làm này cũng góp phần thúc đẩy quá trình tư duy và giúp sản sinh ra các ý tưởng kinh doanh mới.
Theo Cafef.vn